Hiện nay tại Việt Nam, vấn đề về rác thải nhựa được truyền thông rộng rãi và nhận được sự quan tâm của nhiều người dân. Một cái nhìn chung là chúng ta nên loại trừ tất cả sản phẩm được làm từ nhựa ? Liệu điều này có thật sự đúng đắn và khả thi ?

Thực tế, ở nhiều nước phát triển, điển hình như Nhật và Đức, tỉ lệ tái chế rác thải nhựa trên 90%. Họ không xem việc loại trừ hoặc thay thế nhựa là việc quá cần thiết.

Dow Chemical – đơn vị tiên phong trong xử lý các vấn đề về tái chế và rác thải trên thế giới – đã nghiên cứu và phát triển được một nền tảng mang tên “nền kinh tế xoay vòng cho nhựa” (“circular economy for plastic”). Đây là một mô hình truyền tải đến những người sử dụng nhựa (plastic users) nhận ra vấn đề thật sự nằm ở đâu ? Chúng ta nên giải quyết vấn đề ở đâu, từ đâu, và như thế nào ?

Trong advancing circular economy for plastic, Dow đã tạo lập được một ‘vòng đời’, bao gồm các giải pháp, nhằm tiếp cận rộng rãi những vấn đề trong xây dựng, cơ sở hạ tầng, xã hội, và môi trường:

Sustainable packaging: Dow nói đến việc sản xuất ra các chế phẩm từ nhựa chú trọng vào tính chất bền vững, duy trì trong tầm kiểm soát và có thể tái chế nhờ việc sản xuất ra những sản phẩm thân thiện với môi trường, điển hình là sản phẩm tự phân huỷ (Biodegradable) hoặc sản phẩm nhựa có thể tái chế.

Plastic classrooms: Dow chỉ ra vấn đề thiếu trường lớp đang xảy ra ở trên thế giới. Rác thải nhựa có thể tái chế từ Sustainable packaging, chúng ta còn có thể tạo ra những viên gạch tự gắn kết làm từ rác thải nhựa, để xây trường học cho các học sinh trên khắp thế giới, đặc biệt là những vùng sâu, vùng xa – nơi còn khó khăn về y tế, hạ tầng và cơ sở vật chất.

Expanding recycling: Tái chế rác thải nhựa là nền móng cho tất cả các công trình sáng tạo của Dow. Đa số rác thải nhựa đều có thể tái chế. Đây là vấn đề rất nhiều người bỏ qua khi nghĩ tới việc dẹp bỏ tất cả sản phẩm được làm từ nhựa. Một chai nhựa, túi nhựa hay rất nhiều các chế phẩm nhựa đều có thể tái chế thành hạt nhựa và vòng đời nó là vĩnh viễn nếu chúng ta làm đúng cách. Tất cả rác thải nhựa đang lênh đênh ngoài đại dương có thể giúp thắp sáng TP.HCM hàng chục, hàng trăm năm. Vì thế, lần sau vứt rác, chúng ta hãy phân loại nó !

Renewable roads: giai đoạn cuối vòng đời, từ những hạt nhựa có thể tái chế, chúng ta còn có thể làm đường sá để phục vụ xã hội. Những con đường làm từ polymer đã tái chế, giảm thiểu tối ưu khí thải nhà kính (greenhouse gas) so với cách làm đường thông thường từ nhựa đường và bê tông.

Từ “Vòng đời” cho nhựa của Dow, chúng ta hiểu rằng, nếu chúng ta đặt nó đúng nơi, và nhìn nó với giá trị gia tăng, thì rác thải nhựa sẽ là giải pháp cho nhiều vấn đề hơn là những gì chúng ta đang cho là rác thải nhựa gây ra.

Bài viết này là thông tin để chúng ta suy ngẫm và hành động về rác thải, tái chế; đặc biệt là tầm quan trọng của việc xây dựng cơ sở hạ tầng về xử lý rác thải từ cộng đồng.